Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

MEN DA VANG - HOÀNG CẦM


Thôn Bát Tràng, tả ngạn Hồng Hà, từ kinh kỳ sáng phía Đông, chừng mươi dặm Làng xúm xít tranh, ngối, gạch, màu nước vôi, quần tụ trên bãi cao nằm vào chỗ sông uốn khúc .

Tường cao, ngõ hẹp dài ngắn dọc ngang chằng chịt bàn cờ.

Bát Tràng. Một trưa hè, không năm tháng. Có một người trai trẻ rời thuyền tìm lối đi lên, như leo dốc núi. Lên tới cổng đình nhìn xuống dưới kia, con thuyền đã bé lại, nước sông hồng vẫn cuồn cuộn xối vào bờ dựng đứng, nhìn sang bên kia thấy lũy tre làng xa tít tắp những Lĩnh nam Yên Mỹ Thanh.
Người trai vào thôn. Hôm ấy như vắng lặng. Những lò gốm hình như không có ánh lửa. Đường rộng lên đê như không có người qua.

Anh rẽ vào một lối nhỏ, gặp một ông lão chống gậy lần từng bước đến

- Cháu hỏi thăm, nhà cô Phong Kiều ở ngõ nào, thưa cụ?

Ông lão nheo mắt, như nhìn về đâu xa lắm:

- Ờ, ờ… cô Phong Kiều, hình như lâu rồi, cụ tứ đại của ta có biết mặt – cô ấy trẻ đẹp lắm, anh hỏi đến đây, chắc có ý gì?

- Cháu muốn gặp mặt để nhìn ngắm một lần thôi không dám có ý gì đâu ạ.

- Kìa, đến chỗ khóm trúc ấy, anh rẽ tay phải. Đi một quãng nữa, anh gặp cái miếu thờ thì ngoặt trái, anh cứ đi, nếu có lặn mặt trời, anh cũng cứ đi. Bao giờ thấy cái cổng chỉ cao hơn đầu một tí, xây toàn đá xanh, trên có bống hình tố nữa, một cô gãy đàn nguyệt, một cô múa lụa, một cô nâng sáo trúc, một cô mùa quạt, thì anh cứ gọi tên, dẫu bận việc gì cô ấy cũng ra mở cổng.

Người trai trẻ tìm đến nơi. Mặt trời đã xế chiều. Trước cổng đá xanh, đúng cái cổng đá xanh đội trên đầu, bốn cô tố nữ ấy, có một bà cụ tóc trắng như cước ngồi bế trong lòng một cháu bé đang ngủ. Bà cụ thân mật trả lời anh, sau khi anh bỡ ngỡ hỏi thăm nhà.

- Cô Phong Kiều ư? Hồi bà ngoại tôi đâu như mới 18 tuổi, có làm phù dâu đưa cô ấy về nhà chồng. Sau đám cưới, vợ chồng cô ấy dựng ngôi nhà này. Nhưng nói anh đừng buồn, mới đây, cô ấy bỏ nhà đi đâu không ai biết.

- Vậy chồng cô ấy có nhà không, thưa cụ?

- Anh Phù Du ấy ư? – Khốn khổ, thợ gốm tài giỏi thế mà mắc phải cái tính ham chơi. Lại mê mệt một ả buôn vàng bán ngọc ở bên Kinh Kỳ. Ả rủ rê anh ta đi mất lâu rồi.
Người trai trẻ bông thấy có gì đau nhói giữa ngực, thấy bóng đêm sa sầm xuống ngõ vắng.

- Vậy thì, thưa cụ, chắc hẳn cô Phong Kiều đi tìm chồng?

- Ừ, cô ấy mới đi. May ra là đi tìm chồng chớ nhỡ ra mà thân chuệch choạng xuống đò rồi để rơi mình xuống giữa dòng nước cuốn thì… cháu ơi…

Bà cụ đưa vạt áo lên lau nước mắt, nhưng đã có giọt rơi xuống mặt cháu bé đang ngủ khiến nó cựa mình, đưa ngón tay bụ bẫm xoa dụi khắp mặt mũi. Bà cụ vỗ vỗ lưng cháu, nó theo mụ dạy, cười nhoẻn rồi lại ngủ im…

- Anh đừng lo. Bà ngoại tôi cứ ngồi chờ đây, trông nhà hộ cô ấy. Thế nào đêm nay hay đến mai là cùng cô ấy cùng về. Mà đã về là kéo được cả anh chồng trở lại nữa chứ.

- Cụ có biết mặt cô ả buôn vàng bán ngọc ấy không?

- Có. Dì này này… Thường gì ấy nhỉ. Ờ, Thương Lệ. Ừ, phải, cô ả nom chóe lóe, lộng lẫy sắc sảo lắm, vàng đeo ngọc dát đầy người. Phải rồi, bà ngoại tôi cũng kể lại lúc tôi mới lên bảy lên tám cơ, rằng cô ả giàu có lắm, nó thừa tiền mua hết trai tài, gái đảm làm nghề gốm sứ, mua hết những gì quý giá nhất của cái làng Bát Tràng này cơ. Anh Phù Du mới phải lòng nó, mê muội quá, lại bỏ cô vợ, đẹp người đẹp nết đến thế, bỏ cả bàn quay tay mây mà theo nó sang sông.

Cháu bé lại dụi mắt. Bà cụ se sẽ hát câu ru giọng khàn khàn:

- À ơi, ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay đi…

Người trai trẻ muốn hỏi chuyện thêm bèn khép nép ngồi xuống bậc đá xanh, gần bà cụ.

- Cụ nhìn cô Phong Kiều và ả Thương Lệ thì ai đẹp hơn ai, thưa cụ?

- Ôi chao, biết thế nào mà so bì được hở anh? Cái nhà chị Thương Lệ kia tôi nhìn thấy láy lần ở bến sông ấy, nó cứ lóa lên những vàng với ngọc từ đầu đến tai, đén cổ, bây giờ có còn nhớ được nét mặt nó ra sao, mắt mũi, mồm miệng nó ra sao nữa đâu.

Còn cô Phong Kiều thì, tôi chả biết nói thế nào cho rõ để anh nghe. Chỉ biết là tóc cô ấy dài lắm, đen óng mượt … mùa nóng nực, mớ tóc cô ấy buông ra mà phủ lên đầu, lên da một cháu bé nào đấy thì cứ gọi là mát rời rợi. Mà ngày đông tháng giá, có lần tôi đi gánh củi về đến ngõ này rét cóng tôi ngã khuỵu xuống, cô ấy vừa ra cổng, liền cúi xuống để tôi ngồi lên, tóc cô ấy xõa che kín cả người tôi, tôi thấy ấm hẳn như được đắp chăn bông. Mà hai con mắt ấy mới lạ làm sao chứ! Ai có chuyện gì đau lòng, buồn khổ hay tủi cực, lo phiền cứ nhìn vào mắt cô ấy một lát là thấy trong người nhẹ nhõm, phấn chấn lên, vui vẻ ngay. Năm kia, có một kẻ hung đồ, vác sao chạy đi tìm anh Ất ngõ Soan định đâm chém, đâu như ghen tuông gì gì ghê lắm thì phải, thế mà qua đây gặp cô Phong Kiều, cô ấy níu cánh tay hắn giữ lại. Chả biết mắt cô ấy nhìn hắn thế nào mà rồi hắn đờ tay ra, để rơi con dao chọc tiết lợn xuống rãnh, cô ấy cứ nhìn nó, nói nhỏ nhẹ với nó có vài tiếng thôi, thế là nó cúi đầu, lặng lẽ quay trở lại, và thế là cũng chẳng có xảy ra chuyện gì nữa. Còn các anh trai tơ nào mà được cô ấy nhìn một lúc thôi là về nhà ốm tương tư hết! Cả đến các cô bạn cùng lứa tuổi cũng mê mệt vì hai con mắt ấy, đứa nào cũng thích được cùng lọc đất chế men với cô ấy, được cùng đi gánh củi, kéo gỗ với cô ấy. Mà mỗi khi cô ấy nói cười với ai thì ai cũng muốn rẻo tay làm đến khuya, được cô ấy nói cười thì về ăn thêm ngon miệng, ngủ thêm đẫy giấc. Ôi chao, cái miệng cô ấy sao mà tươi thế, duyên thế. Anh cứ chờ đấy, mai cô ấy về, anh sẽ biết.

À mà tôi hỏi khí không phải, chứ anh muốn gặp cô ấy để làm gì? Người ta là gái đã có chồng rồi anh ạ,lại yêu thương chồng gấp trăm gấp nghìn lần những cô gái ngoan nhất ở cái thôn Bát Tràng này đấy.
Anh trai trẻ cười tủm tỉm.

- Không ạ, cháu có dám nghĩ thế đâu ạ. Cháu chỉ muốn biết người và xin cô ấy làm cho đôi bát men lý và cái vò men nâu hoa vàng, chả là cháu sắp lấy vợ mà. Đôi bát men lý để dùng xới cơm cho vợ, vợ xới cơm cho chồng, còn chiếc vò men nâu hoa vàng thì để đựng rượu cúc – cháu biết nấu rượu… ngon lắm, thường là để bố mẹ cháu thiết bạn, cha mẹ cháu … rượu ấy thì phải đựng vào vò men nâu vàng do chính cô Phong Kiều làm ra thì rượu mới thơm.

Bà cụ cũng cười, móm mém và hiền hậu:

- Ấy, thế thì anh cứ phải chờ. Ngủ lại đây đêm nay, nội ngày mai thế nào cô ấy cũng về… mà nghĩ anh không may. Hôm nọ cô ấy đã nặn một cái vò hình quả dứa cũng men nâu hoa vàng, không biết để cho ai, cô ấy vừa làm xong, xương đất chưa khô, còn đặt ở góc sân kia kìa, thì sáng nay, cô đã đi. Cả làng hôm nay cũng nghỉ việc, trai gái bảo nhau chạy đi bốn ngã tìm kiếm. Lửa ở các lò đều tắt rụi, các cụ già thì ngơ ngẩn nhớ thương cô cháu gái, tiếc đến đứt từng khúc ruột…

Mắt bà cụ lại rơm rớm. Giọng nói nghẹn ngào, xào xạc. Đứa bé cựa mình rồi mở mắt, làn này như nó không buồn ngủ nữa, nó nhoài lên, ôm lấy cổ bà, nhìn trừng trừng. Rồi nó nhìn cái cổng đã, nhìn anh trai trẻ. Bỗng nó nhoài người ra, vươn cả hai cánh tay nhỏ xíu đến chỗ hai cánh cổng đóng im ỉm. Nó cứ dang rộng tay, chấp chới. Mặt nó hơi phụng phịu và lắp bắp:

- Mẹ! Mẹ đâu? Mẹ bế em cơ!

Bà cụ đưa tay quệt ngang lên mắt, rất nhanh, giọng nói thều thào, nhòe hẳn đi.

- Khổ thế đấy. Cháu nó muốn cô ấy bế bồng đây mà. Cô ấy vãn thường hay bế cháy ra đầu ngõ, lúc thì xem con đò ở bến, lúc thì xem ông trăng mọc đầu nhà.

Nó lại ngoài cả người qua via bà và kêu to hơn:

- Mẹ đâu! Mẹ ơi!

Bà cụ dỗ cháu:

- À, mẹ Kiều đi chợ, sắp về với bé rồi… Ở, mẹ Kiều đón cả ông giăng về cho bé nữa.

Anh trai trẻ kia giơ hai tay muốn đón cháu, nhưng nó quay ngoắt đi.

- Mẹ bế em cơ!

Người trai rân rần nước mắt cố hỏi, bà cụ một lần nữa như muốn chặn ngang tiếng khóc sắp bật ra.

- Cô Phong Kiều còn ai ruột rà thân thích ở đây không cụ?
Bà cụ lườm anh một cái, như hơi giận về câu hỏi đó. Cụ nói to và rành mạch hẳn:

- Cả làng, cả nước này, ai mà chẳng là ruột rà thân thích với cô cháu của tôi. Mà trước hết, còn ông cụ sinh ra cô ấy chứ. Đây, anh rẽ vào ngõ này, đi một quãng, thấy cái cổng tre, có hai cái chậu to hình quả phật thủ, men vàng rộm lên, trồng cây quỳnh xum xuê, là nhà cụ Hồng Châu, bố đẻ ra cô Phong Kiều đấy.

- Thế ư? May mắn cho cháu quá. Cháu cảm ơn cụ. Cháu đến ngay đây.

- Thì gượm đã. Tôi cũng phải nói có đầu có đuôi, có gốc có ngọn đã chứ. Bà mẹ sinh ra cô ấy mất sớm. cụ tổ nội nhà tôi có đưa tiễn bà qua đê về với đất làng, sau truyền lại cho con cháu biết truyện bà Hồng văn sinh ra cô Phong Kiều vừa được đầy năm thì thoắt cái qua đời, đâu như mới ngoài mười tám tuổi. còn ông cụ dồn hết lòng thương tiếc người vợ trẻ vào đứa con gái, nuôi con chăm chút từng ngày, dạy con đến tuổi mười tám, gả chồng cho con, ngờ đâu anh chàng rể lại như thế, bây giờ con gái bỏ nhà đi, ông cụ bơ phờ, sinh bệnh nặng nằm kín trong buồng ấy, không muốn tiếp ai đâu. Chính ông cụ đã làm ra những hình dáng màu men quý nhất vùng này từ mấy thủa nay rồi. Hôm qua, tôi có sai con dâu tôi sang nâng giấc cụ, nấu bát cháo kê vàng đậu xanh mời cụ gắng ăn một chút mà tỉnh lại. Nhưng ông cụ vẫn chưa ăn uống gì được, cứ ngồi đăm đăm thương nhớ con gái, người héo khô đi như cái lá sắp rụng… Anh có đền thì cũng đừng có hỏi gì nhé, cụ không trả lời nữa đâu… Giá như anh mời cụ ăn được một thùa cháo, hay ăn được một múi cam, thì tôi mừng lắm đấy và biết ơn anh lắm đấy.

Người trai tìm đến nhà cụ Hồng Châu. Đứng giữa hai chậu cây quỳnh có một anh con trai vẻ ít tuổi, đang vẩn vơ vun …a lá, hình như chỉ là đang đụng đậy mười ngón tay vào …g không tìm kiếm một cái gì vô hình, mong manh lắm vì … gương mặt anh cứ hướng lên trời xa mà hò hỏi, đợi một tiếng trả lời của gió, cảu mây hoặc là của sấm chớp bởi chưng cùng lúc ấy, chiều đã ngả bóng rồi, ở phía Đông, một khối mây đen đang nhanh chóng ùn lên làm tối sầm đến quá nửa làng. Trong một tảng mây ấy chốc chốc lại téo ra những ánh chớp đỏ rực nổi rõ hình một cây đâm ngang bao nhiêu cành không lá chằng chịt bốc cháy. Tiếng ầm ĩ xa như tiếng xay lúa lúc 
nửa đêm.

Hai người nhìn nhau.

- Bạn hỏi cụ Hồng Châu ư? Vâng. Nhà cụ đây. Thầy dạy tôi nghề gốm đây. Cụ vừa đi đâu, từ sớm lắm, có lẽ lên bờ đê hóng mát hay ra bến hỏi thăm thuyền mà có lẽ thầy đi tìm con gái. Trời sắp tối. như sắp có mưa báo, tôi lo quá, thầy vẫn chưa về.

- Biết cụ đi hướng nào mà tìm con gái, bạn chỉ bảo giùm tôi với.

- Nhiều hướng lắm. Bắt đầu từ phía Kinh Kỳ, rồi đi lên hướng Bắc, rẽ sang hướng Tây rừng sâu núi thẳm, rồi Tây Nam, Đông Nam, ra phía biển Đông bát ngát. Cũng gần thôi. Cứ cho là vào khoảng vài ba trăm năm hay một nghìn năm, cụ sẽ tìm lại thầy con, mời anh ở lại đây với tôi, chờ cụ. Tôi đoán chắc thế nào cụ cũng sang bên Đông Triều Chí Linh. Ở đấy hình như từ đời Kinh Dương Vương. Các cụ già vùng Bát Tràng đã đến lấy đất sét trắng, lấy các loại đá mềm, đá rẻo đủ màu sắc. Khuân về đây làm đẹp làm giàu cho quê hương chúng tôi.

Thấy người lạ mặt tỏ vẻ băn khoăn, anh học trò ấy nói thêm:

- Hay là nếu bạn cần gặp cụ ngay, mời bạn đến Đông Triều…

Đông Triều Núi đá. Đồi thông. Suối trong. Hang động triền miên.

Đông Triều không năm tháng chỉ một màu xanh những cung bậc, nhiều dáng vẻ xanh.

Người trai trẻ đã gặp anh thợ đục đá. Đục đá tìm ngọc cũng như chàng trai ấy biết bao năm đi tìm tình yêu và sự sống.

Anh gặp người thợ đục đá Đục trước lều cỏ. Người thợ hiểu lòng anh, đã dẫn anh trèo đèo lội suối, rẽ cỏ vén mây đến gặp cô gái Phong Kiều.

Phong Kiều đây. Một khối đá hình người, dáng hình một cô gái thủy chung chờ đợi. người con gái đá ngồi nhìn chân trời, hai tay ôm lấy trái tim mình như đang đập quá mạnh trong lồng ngực đá, đôi mắt như vẫn bàng hoàng phấp phỏng lo âu sợ một cái bóng mê hồn nào đó mong manh sắp vỡ.
Đông Triều… không năm tháng.

Người thợ đá kể rằng:

- Thủa ấy Phong Kiều đi tìm chồng, đến chỗ này thì hơi tàn sức kiệt, ngã xuống và hóa đá. Tôi vác rìu đi qua đây, còn kịp nghe thấy một lời nguyền, nghe nhỏ nhẹ như tiếng con chim kêu ngoài vườn, nghe âm vang, cao rộng sâu xa như lời thần núi, thần sông từ nghìn vạn năm qua. Lời nguyền này tôi đã khắc vào vách đá trên kia. Cứ đêm nào có bão giông, sấm chớp, mưa đổ xuống ngàn như thác lũ, thì vách đá trên kia rung chuyển và lời nguyền lại lọt vào giấc ngủ của tôi trong lều cỏ:
“Bao giờ chồng em trở về, biết ăn năn, biết tiếc thương em mà khóc đẫm cả thân hình cô gái đá này để được tắm trong nước mắt thơm ấm tình người ấy, thì em sẽ sống lại, tươi đẹp như ngày nào em mới yêu anh…”
Đông Triều, không năm tháng…

Người trai trẻ ấy ở lại Đông Triều, không về đâu nữa, cũng làm một túp lều cỏ ngay bên cạnh người con gái đá, … leo lưng chừng núi, để đôi lúc được nghe cô gái Phong Kiều trò chuyện, cả những đêm có trăng và những đêm mưa, những đêm giông bão…

Anh kết bạn với người thợ đá, và thấp thoáng mơ hồ hình như có một chiều màu tím nhạt, cả hai anh đều nhìn thấy ai như dáng Phù Du lận đận đuổi theo nhan sắc, và xa kia nữa, ai như dáng ả Thương Lệ mải miết đi tìm ngọc, tìm vàng…

Rồi một sớm mai nào, hai anh gặp cụ già Hồng Châu chống gậy leo núi, vượt rừng, lặn lội đi tìm con gái. Người nghệ sỹ tạo hình trên gốm muôn đời ấy tìm thấy con gái mình hóa đá.
Cụ không than thở, không rầu rĩ, cụ nhờ hai người trẻ tuổi làm chiếc cáng bằng mây song, nhổ một khóm trúc vàng thanh tú làm đòn khiêng, lấy hoa rừng kết mái, lấy cỏ lá khắp Đông Triều, Chí Linh làm nệm, nhấc Phong Kiều lên đặt vào kiệu quê hương ấy, và ba người đưa cô gái đá về làng, nơi Bát Tràng xanh xưa, nhà nhà vẫn mở cửa chờ trông.

Xong, người thợ đá lại trở lại Đông Triều, đục đá. Tiếng rìu phang vách núi cứ vang vang ngày tháng Hải Đông.

Người trẻ tuổi mê tìm tình yêu và sự sống thì cứ quẩn quanh bên cô gái Phong Kiều đã đợi chờ. Anh cũng đã giã đá làm men, nhào nặn đất làm xương, theo ý cụ Hồng Châu tạo nên những vóc dáng của quê hương đẹp khỏe thanh tao, tạo những màu men, đượm thắm tinh khiết. Nhưng Bát Tràng vẫn không năm tháng và người con gái đá ngồi bên thềm hướng Đông, đón nắng mai, đón ánh trăng lên, trăng muộn, đón đủ cả mưa nghiêng, bão rớt, nắng gắt và sương lạnh đêm đêm, vẫn sầu tư, nóng rát hai vai, chờ đến bao giờ được tắm trong nước mắt?
Bát Tràng, bến về những con đò lá trúc. Chiều nào người trẻ tuổi cũng làm thay tấm lòng cô gái đá, lững trông xuống bến đò chờ đón anh Phù Du. Và chiều ấy, nghìn năm mong đợi, đá nhuốm hồng bến cái. Anh bống thấy một người tơi nón lá, xơ xác, ngẩn ngơ, nhờ một con đò lá trúc ghé vào mà gót chân dùng dằng trên cát mịn, hai cánh tay khẳng khiu vươn ra như muốn ôm chầm lấy cái gì vô hình đang lửng lơ đu đưa trước mặt. Lại bỗng nghe thấy con trẻ trên bến cười vui, reo hò:

- Ô kìa, anh Phù Du! Làng nước ơi! Anh Phù Du về với chị ấy đây rồi!
Đúng là Phù Du, sau bao nhiêu năm tháng cuốn theo Thương Lệ đã tuyệt vọng trở về. Anh Phù Du tâm sự với người bạn trẻ mới gặp:

- Kẻ nhan sắc lộng lẫy, vàng bạc châu báu, con người ấy đã ruồng bỏ tôi rồi, và nó cũng tự ruổng bỏ cuộc đời mình bằng cách trượt chân ngã xuống vực sâu trong một ngày lặn lội đi tìm một hạt ngọc quý mà người thợ đục đá Đông Triều vô tình đã để rơi bên khe núi. Còn tôi, bây giờ làm sao chuộc lại lỗi lầm xưa với vợ tôi. Phong Kiều với thầy tôi, Hồng Châu.

- Thì anh hãy đem nước mắt ăn năm mà tắm cho người vợ hóa đá của anh đi.

Bát Tràng, không năm tháng.

Từ thuở ấy, Phù Du ngày đêm ôm người vợ đá mà khóc.
Cụ Hồng Châu hứng nước mắt ấy, lấy đá ở thân con gái giã thành bột, hòa lọc thành men, mà cụ đặt tên là “Men đá vàng”.

Cụ đã tạo dáng đôi bình long phượng cao to bằng với người con, luyện men vàng đá phù lên, lung linh như màu mắt mê cung của cô gái Phong Kiều.

Rồng đắp nổi, màu son của đất pha ánh biếc của nước men cuốn từ chân lên miệng bình, nền da bình trắng ngà như mười người con gái đoan trinh, theo ý tứ nước men của cụ gây nên màu men rạn, như trong mơ màng của anh Phù Du, nhìn thấy tóc … về đan lưới với trầm hương.

Phượng đắp nổi, màu vàng của ngô lúa pha ánh hồng và những rạng đông thần thoại từ trên miệng bình, dang cánh xuống ngậm vành trăng bồng bềnh sóng biển, như trong hồn nghệ sỹ Hồng Châu vẫn thấy Duyên kiếp vò nhầu xẻ nửa vằng trăng lạnh lẽo. Vẫn cứ nước da người con gái đoan trinh, trắng ngà da bình, rồi cũng sẽ hiện màu men rạn, chặng chịt dọc ngang như tia máu đan mành che bão táp…
Thôn Bát Tràng xanh vẫn đi xuyên qua năm tháng…

Đôi bình đi vào lò nung.

Anh Phù Du ngày đêm canh sức lửa.

Bao nhiêu ngày đêm, anh đếm… chừng sắp mỏi tâm can thì cũng bấy nhiêu ngày đêm cụ Hồng Châu nghe lửa reo chừng sắp mòn tuổi tác, mà đôi bình vẫn không chín, men đá vàng không chảy.
Dân làng Bát Tràng không nản chí, cứ miệt mài rỡ cả nhã lẩy tre lẩy gỗ tiếp sức cho lửa vàng, ngày đêm mong đợi gốm ra lò, cho Phong Kiều sống lại.

Bát Tràng vẫn không năm tháng. Đôi bình long phượng vẫn đứng trong lò, cả làng gốm vẫn giữ gìn chăm nuôi ngọn lửa sơ sanh lửa thạch anh, ấy vẫn đêm mùa đến khi mọ người đều nháo nhác vì ngọn lửa thiêng kia như sắp lụi mà đôi bình vẫn non dại, ngây xanh như trái bầu vừa rụng rốn, cả thôn gốm chìm dần trong đêm nặng nề, xám lạnh thì chợt một trận gió mạnh từ phía Đông Triều quật sang lồng lộng, và ở lối vào các cửa lò, người thợ đá Hải Đông hiện ra sừng sững. Anh đem về một bó hài cốt, nắm xương nguyên vẹn của ả Thương Lệ, anh nhặt được trong khe rêu vực sâu. Cụ Hồng Châu đỡ lấy bó hài cốt, hàm răng người chết còn nghiến chặt viên ngọc dạ quang, ánh xanh lóe xa đến mấy dặm, đó là ngọc quý giá mà năm xưa anh thợ đá để rơi, rồi ả Thương Lệ cố tầm bằng được. Cụ Hồng Châu quăng tất cả vào lò lúc đó củi sắp tàn, than sắp vạc. Thế là nổi lên một trận cuồng phong,… như tiếng trời long đất chuyển rồi lửa lở rực sáng gấp… ngày thường, cả thôn Bát Tràng bỗng bừng lên một màu vàng kỳ diệu, khiến tất cả những gò má xanh xao của bao nhiêu khuôn mặt vò võ chờ đợi đều ửng lên màu tuổi dậy thì và không gian ngân nga, véo von những tiếng hát, xa lạ mà gần gũi, quen thuộc như tiếng hát của những cô nàng đi cấy đêm trăng, những người mẹ ru con trưa hè đưa võng.
Gần qua đem thì đôi bình long phượng ra lò, dân làng nhảy nhót theo từng nhịp trống cái sân đình. Giữa một rạng đông hùng vĩ, nước sông Hồng cuồn cuộn chảy trời Bát Tràng bao la xanh, từ chiếc bình men ranh nổi hình con phượng muôn màu ngậm mặt trăng nghiêng, cô gái Phong Kiều vươn vai đứng dậy. Trước tiên là một làn khói mỏng óng như tơ tằm bay lên rồi đến mái tóc xõa viền quanh khuôn mặt rạng rõ hiền hòa, đôi mắt sáng ngời sâu đậm, toàn thân đẹp vô cùng tinh hoa đất nước.

Trong bản tình ca hòa tấu tuyệt diệu của âm thanh màu sắc đường nét núi sông cây cỏ. Phong Kiều múa rẻo bàn tay làm hoa mưa hoa nắng. Cụ Hồng Châu đắm nhìn công trình sáng tạo tuyệt vời của con người Việt nam và của chính Phù Du cùng đắm nhìn hiệu quả của bao nhiêu đau thương và nước mắt như anh chàng trẻ tuổi đi tìm tình yêu kia thì vẫn ngỡ ngàng, tưởng mình đang ngủ mơ. Anh đến gần Phong Kiều, anh đã mạnh dạn cầm tay nàng, bước lên như muốn ôm lấy dáng hình tuyệt mỹ ấy thì Phong Kiều trượt khỏi tay anh, anh tưởng như mình ôm vào một làn mây mỏng mảnh. Anh phải kêu lên:
- Ôi Phong Kiều! Em sống thực hay chỉ là ảo ảnh?
Nhưng Phong Kiều vẫn đó, người trai trẻ cứ đến gần sát bên nàng thì nàng lại uốn lượn thân hình chập chờn, đến … chỉ một vạt áo anh cũng không sờ mó được tận tay! Phong Kiều vẫn làm chủ một vũ khúc kỳ ảo. Lúc nàng cầm tay Phù Du đưa lên, lúc đến kề vai anh Hải Đông Trường Thạch có lưới rìu loang loáng quanh nàng để ngăn che mưa bão. Và khi ôm cả hai vai anh, nàng run rẩy đặt môi hôn lên vầng trán sáng ngời như thèm ngửi mùi thơm hoa lá bên khe đá Đông Triều, và đến khi lướt gần kề vài người trai trẻ, nàng chỉ nhìn anh đằm thắm, miệng nở nụ cười quyễn rũ lùi đi rất xa.

Ngày tháng vẫn trông trên vũ khúc gốm Bát Tràng uyển chuyển. Tất cả vẫn là thực. kia vẫn cụ Hồng Châu … … dáng hình, vẫn anh Phù Du làm bột đá gây men, vẫn bà cụ bé cháu cùng anh chuyện trò chiều ấy. Vẫn anh học sinh nghề gốm chiều ấy đã chỉ hướng anh đi về phía Đông Triều tìm cụ Hồng Châu, vẫn dân làng đang đổ mồ hôi lọc đất, nhóm lò, và cô gái Phong Kiều đang múa hát nhịp nhàng… Tất cả vẫn đi trước mắt anh đó, có sao đến lúc anh ùa được vào lòng cô gái trẻ đẹp kia, vòng tay anh thắt chặt thân nàng kiều diễm thì anh đã như trút hơi thở cuối cùng, anh ngã nhào trên hai cánh tay mềm mại của nàng. Nét mặt vẫn tràn trề sau mê, da diết, toàn thân vẫn rung lên như một cây đàn, phút chốc anh đã hóa thành cây đàn tranh, phát ra những âm thanh bỗng trầm, dồn dập. Nắng Bát Tràng đang vàng sẫm da cam bóng ngả về cõi xanh huyền diệu của những đêm trăng thu Kinh Bắc. Không ai nhìn thấy nữa người nghệ sỹ già Hồng Châu, bóng anh Phù Du cũng tan biến tự bao giờ và bóng anh Hải Đông thợ đá chỉ còn như một ngọn núi xa mây phủ, cả dân làng đang đông vui nhọn nhịp đã chìm dần vào ánh trăng như sương xanh phủ đồng quê, còn lại chỉ là một cô tố nữ mơ màng, tay ôm cây đàn tranh, tạo những nét đắm chìm mê say và bí ẩn trên nền trời màu xanh thiên lý, màu … xa xưa.

Bát Tràng, cuối năm 1973.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Dạ Điệp Thoại

Họ đi vào lõa lồ em
Khát thèm nhục dục
Vài trăm nhét vào khẳm kín
Mai... có cái bỏ mồm

Về đâu?
Sông quê rộng lòng!
Em nào dám tắm
Thân đà nhơ nhuốc lắm,
cuối nguồn...
Mẹ già múc nước thổi cơm.

Tình yêu?
Không biết là tốt hơn!
Kim Trọng từ lâu theo khủng long tuyệt tích
Sá chi em không được nửa Kiều

Nhìn nốt chút nắng chiều
Quay lưng em bước
Bóng đổ về đằng trước
Một cánh bướm đêm bay!

2005 -2010
Nguyenzz (Tái chỉnh)

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Nhớ thương Gen...

Ơ kìa cái kiếp lênh đênh
Yêu cho đến độ phải đành xa nhau
Còn mong gì nữa... ngày sau
Đau chi bằng nỗi người đau vì mình

Đêm ngồi với những thênh thênh
Nhớ em ngồi ngắm bức hình mà say
Đã đành nhớ mượn thương vay
Biết bao giờ trả những ngày còn em

Dẫu là mới chỉ vài đêm
Mà sao như thể không em vạn ngày!

03.12.2011

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Ngạo Kỷ

Ngạo kỷ!

"Xin được mượn dại khờ em thoáng chốc
Nhìn yêu thương qua lăng kính sắc hồng
Xin được dựa bình yên em một lúc
Mỉm môi cười một cõi mông lung..."

Cho anh sống thử đời em
Một ngày thật nhẹ, một đêm thật nồng
Nhìn qua lăng kính sắc hồng
Xem anh đã phải là chồng hay chưa?


Ướp lòng anh để muối dưa
Dẫu không gia vị cũng thừa đắng cay
Hỏi tiền - Đây! Ngửa lòng tay
Hỏi tình - Ngồi gỡ cỏ may gấu quần


Rượu bia ngoại hiệu Túy Thần
Văn chương viết giữa phong trần rồi quên
Đàn ca khóc nẫu mòn đêm
Nắng mai vừa ghé qua hiên đã cười


Đằng sau là cái Ba Mươi
Phía không xa ấy là nơi anh nằm...


July. 15, 2011.
Nguyenzz
__________________

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Phiếm đàm: Từ nhà ra ngõ

CỘNG MỘT TÝ
TRỪ MỘT TÝ
Còn nhớ, lúc sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có viết một cuốn sách chống chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm đó, Đại tướng đã nêu một công thức rất ký thú để nhận rõ bộ mặt thật của những kẻ cơ hội cá nhân. Đó là công thức Cộng một tý – Trừ một tý.
Đại tướng nói: Phàm những ai khi tự đánh giá mình và đánh giá đồng chí đồng nghiệp mà cứ tìm cách cộng một tý ưu điểm cho mình, trừ một tý ưu điểm của của người; và ngược lại tìm cách cộng một tý khuyết điểm cho người, trừ một tý khuyết điểm của mình – Đối với những kẻ như vậy, cứ nhắm mắt bảo rằng đó là kẻ cơ hội cá nhân cũng đố cóc sai.
Hơn bốn chục năm đã qua, càng suy ngẫm càng thấm thía các công thức mà Đại tướng đưa ra; thật đơn giản mà cũng thật thâm thúy. Một con người dù ở cương vị bình thường nhất nhưng cứ thường xuyên được cộng một tý ưu điểm, trừ một tý khuyết điểm thì lâu dần con người đó sẽ “tròn vo” như quả bóng, muốn “lăn” đến đâu chả được. Cần làm trưởng phòng thì “lăn” ghế trưởng phòng, cần lên phó sở thì “lăn” ghế phó sở. Còn một người dẫu có năng lực, uy tín nhưng cứ bị gậm nhấm dần bằng cách nay trừ một tý ưu điểm, mai cộng tý khuyết điểm thì sẽ như quả bóng bị chọc nhiều lỗ cho đến khi xẹp lép. Những kẻ tội nghiệp đó chẳng khác gì một cơ thể khỏe mạnh béo tốt nhưng cức bị róc dần từ da đến thịt, từ thịt đến xương, làm cho tấm thân tàn lụi như bộ xương khô chỉ còn cách… đem nấu cao.
Nhắc lại công thức cộng một tý – trừ một tý của nhà chính trị – quân sự đã quá cố để liên hệ đến công cuộc cải cách hành chính của ta hiện nay. Bởi vì, trong cuộc cải cách đó, nhiều ông giám đốc, nhiều vị thủ trưởng đang triệt để sử dụng công thức cộng một tý – trừ một tý để thực hiện ý đồ cá nhân của mình trong việc đánh giá, sắp xếp cán bộ.

BIẾT SAI MÀ VẪN PHẠM
Tôi hơi bị đông con, nên để lần hồ cho con ăn học, tôi từng kiệm hết mức, tý nữa thì thành cố tật. Trong nhà, từ miếng ăn, từ mua sắm vật dụng gia đình, đến nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của mọi người… tôi luôn luôn ki bo, chắt bóp và đưa tất cả về giới hạn nhỏ nhất. Ra ngoài, tôi tránh xa khoản hội hè, liên hoan, tiệc tùng vì ngại họ mời mình ba, mình phải đáp lại một. Hôm nào lĩnh lương, lĩnh thưởng, sang lắm tôi mới dám tạt vào quán cóc liêu xiêu nơi góc khuất, làm vài chén rượu và gói lạc mồi, vừa tự an ủi, động viên, vừa tránh gặp phải vợ con và bè bạn.
Có lẽ nhờ vậy, ngày ấy tôi được vợ con thương nhiều hơn bây giờ.
Thế rồi, từ khi được bổ nhiệm làm xếp một đơn vị có tài khoản riêng với con dấu nhỏ cỡ hăm tám li, tôi đâm ra khác hẳn, đến nỗi, không chỉ vợ con mà ngay cả chính mình nhiều khi cũng không nhận ra mình nữa. Để tỏ rõ là người năng động, người của công việc, tôi bỏ công sở đi đây đi đó thường xuyên và vì thế quán xá, nhà hàng, khách sạn… trong một thời gian ngắn tôi thông thạo hết. Trong các tiệc tùng, để tỏ ra là người chịu chơi, sành điệu và hết mình, tôi luôn mồm gọi bia, tay chỉ đồ nhậu, tay nữa cầm micro không cần ngã giá trước. Chứng từ chép tay nhưng viết mười trả mười; ghi mười lăm, thanh toán mười lăm… Chỉ có điều, khi quay lại mua cho con cặp sách, sắm cho vợ tấm khăn choàng bằng tiền của riêng mình tôi trở lại ki bo mặc cả từng đồng một.
Thì ra, làm bố không phải lúc nào cũng đúng. Tôi biết rõ quá đi chứ. Biết sai mà vẫn phạm. Nhiều lúc bản tính tằn tiện nhắc nhỏ tôi quay lại sống và sinh hoạt như thưở trước, nhưng rồi tôi chậc lưỡi cho qua. Bởi vì, nào đâu chỉ có riêng mình phạm phải cái sai? Nhìn ra, bao nhiêu người còn sai nhiều hơn ấy chứ! Không có tiêu chuẩn đi xe con, vẫn sắm xe đưa đón; suất phở ăn sáng, bữa cơm vẫn đưa kê vào tiền xăng dầu đi công tác; tiền hát phòng lạnh, tiền bo em út ghi mục chi phí giao dịch…
Có lúc tôi tự hỏi: không chừng, nhiều cái sai, nhiều người sai cộng lại thành một cái đúng?
Cho hay, thấy sai mà vẫn phạm đang là hiện tượng khá phổ biến, xin bạn đọc cứ lấy tôi đây làm ví dụ.
 

SAO ÔNG NÉM VỠ NIÊU CHÁU
Thưa ông!
Hôm nay cháu muốn được thưa cùng ông câu chuyện mà từ lâu cháu hằng ấp ủ. Lần lựa mãi, vì cháu sợ nói ra sẽ làm mếch lòng ông, điều mà cháu ngại nhất hiện nay.
Hẳn ông còn nhớ, cháu được mẹ đẻ rơi trên chiếc thuyền câu, nơi đó có cả ông bà, bố mẹ cháu cùng sinh sống. Mẹ cháu sau khi sinh nhảu tùm xuống sông tắm táp qua loa, bọc cháu vào mảnh vải buồm, lăng nhẹ vào túm lưới rách buộc trong khoang thuyền làm võng. Không có bàn tay đưa, chiếc võng cũng chao theo nhịp sóng ru cháu ngủ ngon lành.
Cháu đã lớn lên như vậy với hương gió mặn mòi của biền và cháu là cái chẻ đất đước nắng lửa của sông ngày ngày nung ủ.
Kỷ niệm đầu đời của cháu là một đêm 30 Tết, bố dắt cháu ra trước mũi thuyền, chỉ lên bầu trời cao, rồi dạy cháu cách nhìn trời đêm bao mươi để đoán định mùa màng, dạy cách nghe tiếng sóng, tiếng gió, ngửi mùi con chuồn, con nục mà biết năm tới sẽ được mùa lộng, hay được mùa khơi.
Ôi! Thủa ấy mặt biển yên bình làm sao. Chiều chiều các bà, các mẹ và bầy trẻ nhỏ long tong dồn mắt ra nơi cửa lạch, nhìn mũi thuyền vục lên, vục xuống mà vui.

Chiến tranh đã qua, hòa bình đã tới, đáng ra cảnh vui ấy phải lớn rất nhiều lần mới phải. Nhưng, thưa ông trong cháu phảng phất có một nỗi buồn khó tả. Hằng ngày ông vẫn ra biển, nhưng trong rương, trong tráp của oong không chỉ là chai rượu, bò gạo, gói thuốc như ngày nào mà lỉnh kỉnh có thêm ắc quy, kíp mìn, thuốc nổ…
Ông ơi, có phải vì ông sợ đã ra biển rồi nếu không ném mình, không bật kích điện… thì ở nhà bà, mẹ và các cháu không có gì để sinh nhai chăng?
Cháu còn trẻ người, cạn nghĩ, nhưng cháu tin đời ông gắn bó với thuyền và biển lắm. Con tôm, con cá dù ở khơi hay ở lộng, dù đã to hay còn bé là của chim, của nổi mà mấy đời dòng họ nhà ta lấy máu và nước mắt để hồi môn lại cho cháu con.
Ông biết đó, Nhà nước sớm hiểu nghề biển vất vả. Khó khăn, nên mới lập ra chương trình đánh cá xa bờ, thẩm duyệt các dự án nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản các loại với tổng mức kinh phí hàng năm tiêu tốn đến chục ngàn tỷ. Ông cháu ta, phải nghĩ cách lập thân lập nghiệp khác thôi ông ạ.
Ông hứa với cháu đi! Nếu không, cháu sẽ giận đấy, cháu sẽ nói xẵng lên rằng: Ôi! Ông ném mìn vỡ niêu cháu mất rồi!
 
LAN MAN CON S PHN TRĂM
Các nhà bác học sở dĩ được coi là vĩ đại, có lẽ vì họ tìm ra được cái cực kỳ lớn lao trong cái cực kỳ đơn giản. Ví như, người tìm ra hệ số đếm thập phân, chỉ với mười con số từ 0 đến 9 mà giải được bao nhiêu bài toán, từ năng suất cây lúa, sản lượng con gà… đến việc tìm ra quỹ đạo các hành tinh và ngày giờ va quệt của Sao Chổi vào Trái Đất. Hay như hệ số đếm nhị phân (cơ số 2), chỉ với số 0 và 1 với phương pháp đục lỗ đã làm ra chiếc máy tình trong 1 giây thực hiện hàng triệu phép tính phức tạp mà người thông minh nhất cũng không thể nào làm được.
Còn riêng con số phần trăm (%) ai là người tìm ra nhỉ? Tại sao không phong vị, phong hàm cho họ? 
Nào là phầm trăm kế hoạch hoàn thành, phần trăm được giữ lại khi thu tiền bán đất, phần trăm trích thưởng lúc thu vượt, phần trăm được hưởng khi ký kết hợp đồng mua bán, phần trăm ăn chia, phần trăm lãi suất, phần trăm cổ đông, phần trăm tín nhiệm, phần trăm số hộ đói nghèo, phần trăm gia đình văn hóa… (để tôn trọng bạn đọc, xin được dừng cái phần trăm tại đây).
Ngầm ra, mới hay rằng: người đời suy tôn những cái lớn lao ẩn chưa trong sự giản đơn, dung dị; còn như cái phần trăm, với trăm thứ bà rằn ấy, xem chừng dùng để khen đã không đơn giản mà chê cũng chẳng giản đơn! Này nhé, muốn có phần trăm vượt kế hoạch, thì chỉ tiêu kế hoạch ta cho nhỏ lại, muốn là cơ sở làm tốt công tác xóa đói – giảm nghèo, ta cho số hộ đói – nghèo hiện có ít đi, muốn có phần trăm lợi ích thì hãy kích giá trị hợp đồng lên hoặc vỗ cho giá dự toán béo phình ra…
Thế đấy, con số phần trăm với cơ man ý nghĩ uyển chuyển như vậy, dĩ nhiên rất khó đoán định, mà nếu đoán định được thì sai số cũng sẽ là phần trăm trúng, trật. Cái phần trăm ti tiện trong tôi được đưa ra để khen cái phần trăm cao quý trong anh, nghịch lý ấy hoạc có là trên bác học mới tìm ra phần trăm đúng, sai.
Rồi như phần trăm cơ hội của hai người cộng với phần trăm ưa nịnh của một người cho ta phần trăm tập thể ba người được gọi là năng động, nhưng đang kéo lùi sự tiến bộ dài dài.
Và bao nhiêu phần trăm ý thô thiển trong bài bào dài này được bao nhiêu phần trăm bạn đọc đồng tình? Điều này cũng phải có trình độ cỡ sau đại học dăm chục phần trăm mới tỏ tường được!
Thôi đành hạ bút! Hỡi ôi, con số phần trăm!
 
 
GIÁ MÀ…
Công đoàn một cơ quan cấp huyện ở chỗ tôi đùng là trầy lên, trật xuống không quyết được hai vấn đề: Một là, tiền xăng dầu công tác 50.000đ/người/tháng; hai là, tiền mua vé xe tháng đi lại với cung độ 25km cho cán bộ, viên chức. Xuất thân là con nhà kỹ thuật, tôi thấy công đoàn không quyết được việc cơm gạo – áo tiền này cũng có lý của nó, vì thiếu nguồn!
Bạn đọc thử tính sơ sơ thì rõ thôi:
       Tiền xăng cho 57 cán bộ, viên chức một tháng, ước xấp xỉ 3 triệu.
       Tiền mua vé tháng cũng của 57 cán bộ, viên chức là 14 triệu.
Một năm hết 200 triệu – đủ làm được một cái mương thủy lợi; hay xây dựng 10 căn nhà tình nghĩa.
Thế là nhiều năm đã qua, công đoàn cơ quan tôi được tiếng là công đoàn có thành tích động viên cán bộ, đoàn viên làm tốt phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nghĩa là – Nhà nước có việc làm, còn cán bộ viên chức tự bỏ tiền lương ra đi công cán; tiết kiệm hàng năm vài trăm triệu đồng cho ngân sách.
Nhưng, một người bạn làm quản lú, anh ta lại tính khác: cũng trong công đoàn tôi, hằng ngày có 5 chiếc xe con đưa đón cán bộ - cũng với cung độ 25km một chiều. Giá tiền taxi với cung độ ấy là 150.000đ/chuyến; vị chi một tháng, xấp xỉ 15 triệu; một năm, vị chi cũng xấp xỉ 200 triệu.
Kính thưa ông chủ tích công đoàn.
Khi còn đi học, tôi thấm thía một câu của nhà hiền triết: “có thể bỏ cả thành phố Pari vào trong chữ nhưng”. Vậy, trường hợp trên có thể nhái lại như sau: “ta hãy bỏ hết tiêu chuẩn xăng xe cán bộ đến cái nhà tình nghĩa vào trong chữ “giá mà…” được không?
       Giá mà… cán bộ lãnh đạo ít dùng xe đưa đón… thì…
       Giá mà… Nhà nước nghiêm cấm chặt chẽ tiêu chuẩn đi xe con… thì…
 
 
PHN NG PH
Trong công tác điều trị của ngành Y tế có hiện tượng: thuốc chữa được bênh này lại sinh bệnh khác, buộc các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu về các phản ứng phụ khi dùng kháng sinh. Vì thế, thuốc được gọi là tốt khi chữa được bệnh mà không xảy ra phản ứng phụ nào trên cơ thể con người.
Từ việc gây phản ứng phụ của thuốc, xin liên hệ những cơ chế, chính sách đã tạo ra phản ứng phụ của người tiếp nhận cơ chế chính sách đó:
Sau khi có chủ trương giảm mức thuế giá trị gia tăng, các đơn vị xuất nhập khẩu được nhà nước thoái trả thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các lô hàng làm đủ và đúng thủ tục hải quan cửa khẩu (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch). Thế là xảy ra một phản ứng phụ: một số doanh nghiệp, chỉ với một xe mực khô chở ra Lạng Sơn hoặc Móng Cái, đã vòng qua vòng lại 5 lần 7 lượt trước cửa khẩu Hải quan để được tính thuế (sau khi đã nâng giá cả lên cao rất nhiều làn so với thực tế mua vào) đem hồ sơ về địa phương xin thoái trả thuế giá trị gia tăng.
Nghệ An là một trong những tỉnh được Nhà nước ưu tiên cho phép buôn bán với nước bạn Lào với quy chế “hàng đổi hàng” không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Nghĩa là Nghệ An được phép mang hàng trong nước sang :ào và mua hàng của :ào về nước với phương thức đổi ngang giá, không chịu thueets xuất nhập khẩu. Thế là lại xảy ra một phản ứng phụ: các doanh nghiệp mua một số hàng tượng trưng thậm chí chở những kiện “hàng giả” sang Lào, lập khống hóa đơn đỏ, mang vàng và đô la qua biên giới mua hàng Lào, hàng Thái, hàng Trung Quốc ào ạt chờ về Việt Nam bán lấy chênh lệch giá mà không chịu một đồng thuế xuất hoặc nhập khẩu nào.
Viên thuốc dùng để chữa bệnh này đã gây nên bênh khác trên cơ thể con người là một phản ứng phụ thụ động, ít nhiều ngoài tầm kiểm soát của thầy thuốc. Còn việc lợi dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước để kinh doanh trái pháp luật hoặc thu vén cho lợi ích cục bộ, địa phương là việc làm thiếu đạo đức của những người buôn bán không trung thực và cơ hội, cần cực lực lên án. Tác giả bài viết thiết tha mong các cấp Nhà nước khi đề ra một chính sách mới, cần chú ý đến những ‘phản ứng phụ” của kẻ chuyên tâm tìm kẽ hở trong chính sách để làm giàu bất minh.
 
 
 
ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
Còn nhỏ, có một thủa, ở đâu, lúc nào ai ai cũng nghe và nói đến cụm từ “đầu vào, đầu ra”. Nào nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất, nào chi phí quản lý, lãi suất tiền vay… nghĩa là tất tần tật những yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm. Giỏi hay dở của nhà kinh doanh là chế ngự và điều tiết được đầu vào ở giới hạn nhỏ nhất. Đầu ra, cũng là tất tần tận những hợp đồng tiêu thụ, những thị trường béo bở, màu mỡ, những ưu ái về chủng loại, về tiêu chuẩn chất lượng và những điều kiện giao nhận, bao gói sản phẩm… trên cơ sở một đầu vào đã được xác định. Đánh giá một doanh nhân, một doanh nghiệp thành đạt hay không phải thông qua chỉ số đầu vào, đầu ra.
Như vậy, đầu vào, đầu ra vừa đòi hỏi tính hiệu quả trong sản xuất của người trực tiếp làm ra sản phẩm, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với những nhà quản lý khi đề ra một phương án sản xuất bất kỳ.
Nhưng từ mục tiêu kinh tế củ thể đó, đầu vào, đầu ra ngày một biến tướng triềng sang lĩnh vực xã hội, làm nghiêng lệch, thậm chí làm méo mó ý nghĩa đích thực của nó. Hiệu quả kinh tế là đo đếm được, lượng hóa của nó. Hiệu quả kinh tế là đo đếm được, lượng hóa thành giá trị thiết thực, nhưng hậu quả của đầu vào, đầu ra ở lĩnh vực xã hội thì khó bề kiểm soát. Vì nó đã và đang tạo ra những đầu vào, đầu ra “dị dạng” đến mức người chân thực không tưởng tượng ra được.
       Đầu vào của cơ qua A là cần tuyển một kỹ sư kinh té, ưu tiên cho những người biết tiếng Anh và vi tính, lập tức có một kỹ sư đến xin việc với đầu đủ bằng cấp các loại nhưng chưa qua trường đại học.
       Từ một con người chưa đủ phẩm chất và năng lực chộp được đầu ra là một trường phòng nghiệp vụ thì cũng nhanh chóng bằng con đường tổ chức, anh ta hợp thức hóa đầu vào của mình với các lớp đại học tại chức có ngành học và cấp học tương xứng. Họ làm như thế: Đại học tại chức – là đại học để những cái chức tồn tại.
Những kết cấu đầu vào, đầu ra kiểu này tự nó đã làm xói mòn lòng tin của tất cả những con người chính trực và đang nắn lệch dòng tiến hoác của xã hội ta.
 
MỘT ĐẦU VÀO KHÔNG CẦN BIẾT ĐẦU RA
Trong sản xuất kinh doanh và kể cả trong trao đổi buôn bán giữa các nước, đầu vào – đầu ra luôn luôn là bài toán khó giải. Ngay như người nông dân trồng hai cây na, đến cây thứ ba thì đã sợ na chín bán không ai mua. Bên cạnh đó, còn có một sự thật tưởng như là nghịch lý: Khi cả vừng chỉ có hai tạ vừng trắng thì bán không được, nhưng đến lúc Nhật chào mua hai trăm tấn, mình lại không có bán. Đó là quy luật cung – cầu, là đầu vào hoàn toàn phụ thuộc vào đầu ra. Đầu ra lớn bao nhiêu thì đầu đầu vào cũng lớn bấy nhiêu. Trong sản xuất kinh doanh là như vậy, liệu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của các hệ tại chức, hệ chuyên tu, hệ mở ở các trung tam giáo dục, dạy nghề, xúc tiếng việc làm… có xẩy ra tương tự không nhỉ? Mà sao ngày ngày trên các phương tiện thông tin, thường xuyên có thông báo tuyển sinh nào là lớp ĐH tài chính – kế toán, thương mại, xăng dầu… rồi đến lớp kinh tế – kế hoạch, lớp du lịch, ăn uống… của các trung tâm tỉnh và huyện.
Những con số hàng nghìn, hàng vạn sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ra trường còn chưa có việc làm, đang như thế mà đã là “ba thầy một thợ” rồi, bây giờ lại công thêm có số sinh viên hệ mở, hệ chuyên tu, tại chức nữa thì đầu ra sẽ nghẹn ứ đến đâu? Hay là chúng ta đang tiến hành phổ cập đại học cho tất cả mọi tầng lớp xã hội? Hoặc là nhu cầu của nền sản xuất xã hội thực sự đang đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư, cử nhân lớn lao như thế?
Tôi cứ nghĩ quẩn thế này: Nếu như các giám đốc trung tâm đảo bảo cơ chế số học sinh họ đào tạo theo chỉ tiêu trúng tuyển khi ra trường, sẽ chắc chắc có đủ việc lằm, thì tôi e rằng các ngành, các khóa, các lớp đào tạo ắt sẽ teo tóp lại vì không có đầu ra. Nhưng hình như trong thực tế, có hiện tượng các trung tâm đang tìm cách đánh bóng và trang sức cho các chỉ số phát triển của trung tâm mình bằng số ngành đã mở, số khóa đã dạy, số lớp, số học sinh đã học, còn học xong có việc làm hay không họ không hề biết.
Đó có phải là chúng ta đang dung dưỡng cho một đầu vào mà không cần biết đến đầu ra?
 
 
 
NHÁI SẢN PHẨM
Đi gần hết cuộc đời tôi mới ngẫm ra một điều:
       Người nông dân bốn mùa bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, làm ra hạt thóc, ta được hạt thóc thật.
       Người ngư dân bầm dập quanh năm thưng nước mà sống, trơ gan với gió bão dể vớt từ đại dương bao la được con cá, con tôm, đời được con cá, con tôm thật.
       Người công nhân ngày ngày lấm len dầu mỡ, hết tiện đến nguội, phay, bào để làm ra con ốc, cái vít cho những cỗ máy; đó là con ốc, cái vít thật.

Tất thảy họ làm ra sản phẩm đều thật, nhưng lại sống với đồng lương dưới mức tối thiểu. Còn như, những người biết cách nhát được những sản phẩm tương tự: trộn một vóc tám thơm vào gạo lốc bèo, pha một tý phooc-môn vào bột bánh phở; hòa một tý hàn the vào cá ướp đá, nêm mọt thìa hóa chất vào nước mắm; mạ một lớp kim loại cho con vít, cái ốc,… thì họ lại sống phong lưu nhàn nhã hơn nhiều…
Như thế, liệu có phải là: người nào làm ra sản phẩm chính hiệu, thứ thiệu, người ấy sống khó khăn. Còn kẻ nhái được sản phẩm người khác, kẻ đó có cơ ân nên làm ra.
Tương tự như vậy, trong các cơ quan, công sở có một công chức cũng được dán mác dán tem, chẳng khác gì người ta nhái sản phẩm trên thị trường. Chạy một bằng đại học kinh tế có khi được ngồi ghế trưởng phòng… Kết quả, xã hội còn phải chịu thiệt thòi dài dài vì đang phải dùng sản phẩm nhái.
 
 
CÁCH NHAU CÁI GIẬU
Tôi với ông là hàng xóm láng giềng, vậy nhưng nghề nghiệp làm ăn hiện ở hai bộ chuyên quản khác nhau, nhưng từ lâu được coi là cùng một nền nông nghiệp cho nên cách nhau cái giậu… Thế nhưng, ngày ngày nhìn thấy ông hàng xóm đem thóc ra hong ngoài hiên, tôi thấy tủi tủi thế nào ấy.
Tủi có thể là vì yêu. Đã từng bán chị em xa, tôi quyết không để tự đánh mất ông hàng xóm láng giềng. Ghen! Vì biết ông thừa hưởng nhiều cái được: được chia ruộng, chia vườn, được hưởng mương máng thủy lơi, hưởng điện bơm nước, được nhận giống mới, công nghệ mới, được nhận phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật,… Nếu mùa màng bị thiên tai bão lụt, hạn hán dịch bệnh, ông được Hội đồng kiểm tra đến xác nhận thiệt hại để rồi được giảm thuế, giảm phí, được giãn nợ vay… Gần đây, ông còn được cái trần giá tiêu thụ, được Nhà nước mua nông sản tích trữ chống rớt giá. Ông hơn tôi là đã được đi chân liền trên đất để làm ăn. Nếu có vay vốn thì cũng chỉ cần một, hai triệu đồng ông khắc cải biến được cuộc sống của mình.
Còn thân phận của tôi: biển trời khơi lộng mênh mông, không cần có Nghị định 60, 64, tôi cũng phải tự biết sắm lấy thuyền và lưới mà bươn chải, mà tự chịu trách nhiệm với đường đi nước bước của mình. Biển rất giàu tiềm năng, một bước đi nước bước đi là phải rải tiền rải của, cho nên chữ “bầm dập” chỉ nên dành để người ta nói về tôi vậy. Trong khi nặng nhẹ mẻ lưới còn biết trông trời, trông nước, trông mây như câu ca dao nọ. Rồi bão giá mất mùa, chìm tàu chết người… không Hội đồng nào đánh giá đủ, giải trình hết rủi ro này. Tôi đi chân chắp trên mặt nước để làm ăn, vay được năm đến mười triệu bạc chỉ như sắm được… cái đinh đóng đế giầy cho cuộc vượt trùng khơi. Thế mà: hạn mức, thời gian, lãi suất vay, hạn trở nợ… tôi với ông đang giao dịch một ngân hàng mà khoản được ưu
tiên còn cách nhau một trời một vực.
Theo ông, nên có một Ngân hàng thủy sản cho tôi không? Nếu được vậy tôi đỡ tủi thân với cái nghề “đem trứng chọi đá” này lắm lắm.
 
 
 
ĐI NGƯỢC T B LÊN A
Anh bạn tôi, khi chưa là chủ của một chữ A viết hoa (ban A) thì bạn có biết thế nào không? Gia đình anh bảy người sống trong một gian nhà tập thể rộng chừng hai chục mét vuông, với hai chiếc gường ọp ẹp. Cuộc sống hàng ngày của gia đình anh nói theo ngôn ngữ “mục tiêu” thì còn cách xa ngưỡng an toàn lương thực, còn theo cách nói của nhà hoạch định chính sách thì chỉ vừ đủ tiêu dùng nội bộ, chưa đạt yêu cầu xuất khẩu. Đồng lương anh với hệ số là con số 4 đứng đầu thì còn lâu mới đổi được đời.
Thế mà, xa anh mấy năm, giờ gặp lại, tôi cứ ngớ người ra: Nhà ba tầng mặt phố, mái ngói đỏ au rặt những hình chữ A lồng ghép trông mát mắt. Cửa ra vào, cửa sổ các tầng lắp toàn kính màu vàng ươm phản chiếu ánh mặt trời sóng sánh như thể căn nhà là một vại bia khổng lồ.
Vốn là người ham hiểu biết, tôi cất công tìm hiểu và học hỏi.
Thì ra, sự tăng trưởng kinh tế của gia đình anh khởi đầu từ chữ A viết hoa. Có phải là nhờ vào lộc lại quả của lòng thành kính mà vợ anh mồng một, ngày rằm khấn vái nơi cửa chùa nên bỗng dưng anh được làm chủ một A. Vâng, anh lập thân lập nghiệp từ bước chân đầu tiên vào chữ A của chương trình đánh cá xa bờ. Đã có A thì phải có B. Có B mẹ thì phải có B con, có B một phẩy và B hai phẩy… A xa bờ, nhưng gần gũi sau lưng là B hợp tác xã, B đóng tàu, B lắp máy, B cung cấp thiết bị, B đăng kiểm,… Đồng tiền không có mắt, nhưng nó có chân, tự nó biết tìm đường để đi.
Được rồi, rồi đây cán bộ, đảng viên sẽ phải công khai thu nhập và nguồn gốc tài sản. Thiết nghĩ, nếu tìm nguồn gốc thu nhập từ A thì khó lắm. Xin gợi ý là hãy đi ngược thừ B lên A theo kiểu tra trong sổ tay Trần Hồng Sơn vụ án Mường Tè.
Biết làm thế là trái với quy luật ngôn ngữ, chữ viết thông thường, bởi khi học vần, khi xác lập các danh mục, khi lập phiếu bầu cử… đều phải theo thứ tự A – B. Riêng về vấn đề vừa nói trên hẳn phải đi ngược từ B lên A mới mong hiểu rõ ngọn ngành.
ĐỒNG VÀ CẢM
Do tổ chức phân công, tôi và anh khác nhau về thang bậc và địa vị xã hội. Tuy vậy tôi và anh là đồng niên, đồng hương, đồng chí và có cùng ý nguyện là muốn làm một cái gì đó cho quê hương, không phải để lưu danh mà là để một mai về già khỏi phải hổ thẹn với nơi đã sinh thành, giáo dưỡng chúng tôi nên người.
Với cương vị là Chủ tịch một huyện, anh làm được nhiều việc lắm. Tôi không nói, thì rồi lịch sự một Đảng bộ, một vùng quê sẽ nhắc về anh. Thế hệ tôi không nói, hẳn rồi thế hệ kế tiếp sẽ ghi nhận và nhắc nhở về anh. Tôi nhớ mãi một cuộc họp mà anh – với cương vị Chủ tịch, ngồi đối thoại trực tiếp với 75 hộ dân của một xóm đói và nghèo nhất huyện. Anh có sự sẻ chia, có nỗi đâu và niềm trăn trở với từng con người, từng hoàn cảnh… và hơn thế, anh đã đưa ra những giải pháp vừa hợp lòng dân vừa thuận ý Đảng. Trong sâu thẳm lòng tôi, tôi cứ ao ước, anh sẽ đi và đến với tất cả những thôn xóm nghèo trong huyện theo cách cuốn chiếu này, thì chẳng mấy chốc huyện nhà sẽ vững bước tiến lên.
Nhưng, mấy ngày sau đó, tôi lại được biết anh đã ra những quyết định mà trong thâm tâm tôi không cảm được. Ấy là, anh đã trích từ ngân sách để lên một đời xe, lắp đặt và trang bị những dụng cụ đắt tiền cho các đồng chí lãnh đạo với tổng kinh phí đủ để xóa đói giảm nghèo cho hơn một lần xóm nọ.
 
Thì ở đời có rất nhiều cái đồng và chưa hẳn có một cái cảm.
 
 
 
THỊ VÀ XÃ
Là một nhân viên của một doanh nghiệp chuyển về làm ở thị xã, thuở đầu, tôi cứ ngỡ ngàng, lúng túng với bao nhiêu ngôn từ được tính – danh hóa, và như thể cả tiền – lượng hóa trong các văn bản hành chính. Thôi thì, thị là khác thành, phường thì khác xã, khối không giống xóm… Cũng rồi thì, trưởng công an phường khác xa phó chủ tịch phụ trách nội chính xã cả về tiền lương và chức vụ… khác như tiền lương với phụ cấp vậy. Cứ thế, nhiều điều rối rung trong cái đầu bé nhỏ và chậm hiểu của tôi. Lâu rồi, tôi cũng tập làm quen với hệ thống ngôn từ này. Nhưng, rồi cũng lâu dần, tôi mới ngẫm ra và thu nạp được đôi điều lý thú trong bộn bề từ ngữ thị và xã kia.
Ví như, một cán bộ xóm được điều lên xã và từ xã lại điều lên thị, thì đó là lên chức, lên lương. Cái sự tuần tự nhi tiến thế kia cho đành một nhẽ là khi danh đã chính, thì lương cũng thuận. Đằng này, có người bị kỷ luật hay bị huyền chức ở xã, nhưng được nhấc bổng lên thị nhằm tránh cho người qua cơn bĩ cực, cũng cứ vẫn lên chức, lên lương.
Ví như, cán bộ xã có thể vì số lượng nhiều hơn thị nên chưa có điều kiện chuẩn hóa, nhưng đã là cán bộ thì phải có văn bằng, chứng chỉ để thuận phẩm, hợp hàm. Vậy nên, cán bộ thị và xã quê tôi rất nhiều người có đến hai, ba bằng đại học. Hỏi ra mới hay:
Ta về ta học huyện ta
Dù trong dù đục vẫn là cử nhân.
Chắc là họ đã nghe ở đâu đó, tiến tới trong tổ chức bộ máy có sự điều chuyển, sắp xếp cán bộ từ trên xuống và từ dưới lên. Vì vấn đề ấy được coi là nhân tố phát triển. Chi bằng chuẩn bị học trước đi là vừa.
Thì ra, thị và xã có thể hoàn toàn khác nhau và cũng có thể giống nhau, vì khi đọc lên hay khi viết ra giấy nghe cứ nằng nặng một vẫn trắc. Để cho câu thơ lục bát đồng quê thiêu thiếu âm hưởng một vần bằng.
 
CÓ THẬT “THUỐC ĐẮNG DÃ TẬT”?
Tôi có người bạn đúng là thật hết chỗ nói. Nghe và nhìn thấy điều gì không nên không phải thì y như rằng anh phán một câu xanh rờn, làm người nghe như nuốt ực phải viên thuốc đắng.

Bạn đọc không tin à?
        ●       Một lần đến phòng văn thư để đóng dấu cơ quan, cô văn thư vừa ỷ thế người nhà thủ trưởng,  vừa cậy mình cầm con dấu quốc huy, bỏ ra ngoài không nói năng gì.
Anh xô ghế đứng dậy: - Làm ăn kiểu này thì nên dẹp đi!
       Là đại biểu được mời dự một lễ ra mắt câu lạc bộ Hội KHHGD của một xã công giáo, vị Chủ tịch Hội phát biểu rông dài, nào là tỷ lệ tăng dân số của Châu Âu âm một, của Châu Phi dương năm, của Châu Á…
Không nhịn được, anh lại xẵng giọng: - Xin Chủ tịch cắt bớt đi cho…
       Và gần đây trong hội nghị bàn biện pháp cắt giảm biên chế hành chính theo quyết định của Chính phủ, ông phụ trách tổ chức trình bày tình trạng thừa biên chế, đối tượng cần giảm và giải pháp thực hiện.
Cũng vẫn là anh, rất sốt sắng, anh kê đơn: - Người nắm được chỉ tiêu và tiêu chuẩn cán bộ viên chức là tổ chức, người tiếp nhận cán bộ viên chức vào cơ quan cũng là tổ chức, thì trước hết tự các đồng chí phải tìm ra giải pháp…
Thật tình, nghe anh đốp chát như vậy, người nghe quả là có cảm giác gây gây như thể người đau xuất huyết trông thấy gói ký ninh. Nhưng công bằng mà nói anh trung thực với chính mình, và hơn thế, còn mang dáng vẻ hiền triết của một lương y. Cái phúc rất lớn của con bệnh là gặp thầy, gặp thuốc. Hãy bỏ ngoài tai cách nói và thái độ diễn đạt, thì anh là thầy thuốc giỏi và bốc đúng thuốc.
Đùng một cái hôm qua tôi nghe anh có quyết định nghỉ hưu.
À thì ra lời khuyên: “không nên nói hết những điều mình biết, nhưng phải biết hết những điều mình nói”, vận vào trường hợp anh đúng như là “thuốc đắng không dã được tật”.
 
KHEN ĐIÊU
Hình như từ xưa đến nay người đời chỉ quen với cách nói sau đây:
       Người mà có một, nói vóng lên thành hai, ba là người nói điêu.
       Những người bán thịt, bán cá hay rau dưa, hoa quả… có tám lạng lấy tiền một cân là những người cân điêu.
Người nói điêu vận vào trong cuộc sống, trong sinh hoạt, trong giao tiếp là luôn luôn nói quá lên điều phải phê phán với dụng ý có lợi cho mình, gây thiệt hại cho người.
Người cân điêu thường là dùng những xảo thuật để lừa dối người mua, nhằm rút hầu hao của người khác làm giàu cho mình.
Như vậy, nói điêu và cân điêu chỉ có lợi cho một phía, làm tổn hại vật chất và tinh thần cho phía khác. Sự rạch ròi như thế của cân điêu và nói điêu rõ ràng rất dễ bị phản bác và lên án, nhất là từ phía người bị hại.
Cho nên trong từ điển mới có thuật ngữ điêu toa để ám chỉ cái xấu của những người nói điêu và cân điêu.
Còn như cái cách sau đây: một nhân viên muốn lên chức, lên lương thì cức hễ có dịp là khen nức, khen nở thủ trường mình nào là sáng suốt, là năng động… trong khi năng lực và phẩm chất ông ta cũng tầm tầm, thậm chí có vấn đề. Ngược lại, một thủ trưởng muốn tạo ra chân rết dưới quyền để dễ bề sai khiến thì khen lấy được một người vừa yếu về chuyên môn, vừa cơ hội trong cuộc sống.
Xin được gọi là khen điêu. Sự khen điêu khác hẳn với sự nói điêu và cân điêu ở chỗ: cả người khen và người được khen cùng có lợi mà không phía nào bị thiệt hại. Thành ra người được khen và người khen luôn luôn sống trong hào quang của sự giả dối và tâng bốc lẫn nhau. Người hô – kẻ ủng gắn bó khăng khít thành ê kíp, thành đường dây. Và điều đó làm cho người ngoài cuộc có cảm giác ngộ nhận là việc khen điêu vô hại đối với mình, đành chậc lưỡi bỏ qua.
Phải chăng đó là gốc rễ để những kẻ cơ hội trong kinh tế và trong chính trị có đất nương thân và tác oai, tác quái đến lợi ích chung.
CHẾT VÌ BỆNH SỸ
Tôi không nhớ nổi câu ngạn ngữ hay câu phương ngôn trên có từ đâu, nhưng xin được đoán chắc là trên cõi đời này có tồn tại một căn bệnh như thế.
Đúng sai xin được bàn sau, chỉ biết rằng bệnh sĩ là có thật và xem ra ngày một phổ biến.
Bởi vì, bất cứ người bình thường nào, hễ biết nhìn, biết nghe và biết nhận xét các hiện tượng, sự vật xung quanh, không một ai lại tự cho phép mình thua chị - kém em. Có thể kể ra đây rất nhiều thí dụ, từ đứa trẻ ganh với đồng quà, tấm bánh; nam nữ cập kê đua sắc áo, sắc quần; người già to tiếng với nhau vì một chố ngồi mâm… cho đến những cái lớn lao hơn đều vậy.
Thì đó: - Nhà bên đập mái bằng – kiểu ăn chắc ở bền của một thời và là khát vọng của nhiều người – để làm nhà bón mái cong cong kiểu nhà Thái, lẽ nào nhà này cam chịu đứng nhìn?
       Anh là Tổng Công ty, anh vào Nam ra Bắc, anh liên doanh liên kết với nước ngoài, anh mua sắm xe Land Cruiser hai cầu, thì tôi đây, dù vài chục công nhân xóm, lương tháng có tháng không, nhưng mà tôi đang chạy dự án, đang nghiên cứu thị trường để mở rộng tầm nhìn, tôi há lại không sắm được con Corola tay lái nghịch?
Rồi như: ông địa chính mới được phân nhà thì bà quy hoạch sớm muộn sẽ có bìa đất; bên chuyên môn hợp đồng lắp vi tính, khối đoàn thể ắt sắm đủ điều hòa…
Thêm nữa, hôm nay nhân viên nhận bằng cử nhân (dù chứng chỉ phổ thông chưa có) ngày mai thủ trưởng có hồ sơ đi học cao học…
Có phải bệnh sĩ như thể chiếc đèn cù, làm cho con người ta, từ thuở ấu thơ cho đến lúc già cả cứ vòng vo rượt đuổi những bóng hình người khác để mong tự tôn vinh chính mình?
Có lẽ với ý nghĩa ấy mà nhiều nhà triết ký khuyến cáo rằng bệnh sĩ là căn bệnh chết người.
Dù biết thế, nhưng tác giả bài này chưa thực sự tin lắm, bởi vì chung quanh mình có rất nhiều điều sĩ và rất nhiều kẻ sĩ sống thọ ơi là thọ.